Lào Cai 25° - 26°
Tọa đàm Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển

Tham dự Tọa đàm có ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế Quốc hội; ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư; ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tham dự Tọa đàm còn có các nhà hoạch định chính sách, đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế và đại diện các doanh nghiệp trong ngành của Việt Nam và quốc tế.

Các chuyên gia chia sẻ nhận định tại Tọa đàm. Ảnh: MPI

Phát biểu mở đầu Tọa đàm, ông Lê Trọng Minh cho rằng, trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm những bất ổn địa chính trị và đứt gãy chuỗi cung ứng chưa thể giải quyết, giá xăng dầu đã từng tăng lên mức cao vượt xa mọi dự đoán trước đó và mặc dù hiện tại giá nhiên liệu có phần giảm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh tăng giá vẫn đang ở trước mắt.

Trước diễn biến thị trường xăng dầu quốc tế bất ổn gia tăng, giá trong nước sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới do giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới vì nguồn cung xăng dầu trong nước không đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tình trạng biến động giá xăng dầu tác động trực tiếp tới thu nhập, chi tiêu và đời sống của người dân cũng như doanh nghiệp do giá thành sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tăng cao, làm tăng CPI.

Do vậy, những ý kiến đóng góp và kinh nghiệm hữu ích để có thể hướng tới giải quyết những thách thức theo hướng ổn định và bền vững; là thông tin tham khảo trong việc xây dựng chính sách bình ổn giá, ổn định thị trường, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, xanh, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam trước các cuộc khủng hoảng năng lượng có thể xảy đến trong tương lai.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp cho biết, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp điều hành ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp và đã thu được một số kết quả tốt. Nhìn chung, các chính sách, giải pháp đã giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì một mặt bằng tỷ giá, lãi suất hợp lý, cơ bản ổn định so với các nước lớn và trong khu vực đang chịu nhiều biến động, qua đó giúp xu hướng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được củng cố và phát triển tích cực .

Tuy nhiên, để có thể thích ứng với chi phí xăng, dầu tăng, ngoài việc điều chỉnh giá bán một số sản phẩm cho phù hợp, doanh nghiệp, ông Lê Tuấn Anh cho rằng, cần triển khai thực hiện đồng thời một số giải pháp như tận dụng, tiết kiệm nguyên vật liệu ở mức tối đa nhằm có thể giảm bớt một phần chi phí, tăng cường quản lý, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh chặt chẽ hơn, hạn chế thất thoát; tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nguyên vật liệu khác để có chất liệu tốt, giá thành biến động ít nhất; đầu tư cải tiến dây chuyền để cải thiện môi trường làm việc và tăng năng suất để hạn chế chi phí đội giá thành sản phẩm.

Chia sẻ từ góc nhìn của cơ quan lập pháp, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh đến xu hướng giá dầu đến hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời cho rằng, hoạt động dầu khí có nhiều rủi ro, có tính quốc tế, cần quan tâm đến thông lệ quốc tế. Đồng thời nhấn mạnh, bối cảnh thị trường và điều kiện đất nước cho thấy, việc đồng bộ Luật Dầu khí (sửa đổi) với các quy định của luật khác là cần thiết.

Ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đánh giá thực trạng hoạt động doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong thời gian qua do biến động giá dầu; các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để vượt qua các thách thức do biến động giá dầu. Đồng thời nhấn mạnh đến bức tranh kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2022; tác động của giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia kinh tế từ các tổ chức và hiệp hội, đại diện doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã chia sẻ những nhận định về cuộc khủng hoảng năng lượng, về tác động của biến động giá dầu tới phát triển kinh tế - xã hội. Các diễn giả đã đưa ra nhiều giải pháp thực tế và các đề xuất hữu ích nhằm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh vận chuyển theo hướng phát triển bền vững, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh nhằm tăng cường khả năng độc lập của Việt Nam về năng lượng và giúp tránh được các cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai./.

Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  •  Tổng số lượt xem: 142 
  •  
  •  
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập